Trở ngại trong lập luận Chiêm tinh và khoa học

Ngoài những thử nghiệm khoa học về chiêm tinh đã thất bại, chiêm tinh học còn phải đối mặt với những trở ngại khác do những sai sót trong lý thuyết chiêm tinh học[10]:62[15]:24 bao gồm sự thiếu nhất quán, thiếu khả năng dự đoán sự biến mất của các hành tinh, thiếu sự liên kết giữa cung hoàng đạo với các chòm sao và thiếu cơ chế chính thống. Các nền tảng của chiêm tinh học dường như có xu hướng bất đồng với đa số nguyên tắc khoa học cơ bản.[15]:24

Thiếu tính thống nhất

Thử nghiệm về tính hợp lệ của chiêm tinh học có thể gặp khó khăn vì không có sự thống nhất giữa các nhà chiêm tinh trong đinh nghĩa chiêm tinh học hoặc những gì có thể dự đoán.[2]:83 Dean và Kelly ghi chép lại 25 nghiên cứu cái mà đã cho thấy rằng mức độ đồng thuận giữa các nhà chiêm tinh học đã được đo lường là thấp hơn 0,1.[lower-alpha 3][10]:66 Đa số các nhà chiêm tinh chuyên nghiệp được trả tiền để dự đoán tương lai hoặc miêu tả tính cách và cuộc sống, tuy nhiên các lá số tử vi chỉ đưa ra các kết luận mơ hồ có thể áp dụng cho hầu hết mọi người.[2]:83

Georges Charpak và Henri Broch xử lý các kết luận từ chiêm tinh học Phương Tây trong cuốn sách mang tên Debunked! ESP, Telekinesis, and other Pseudoscience.[32] Họ chỉ ra rằng các nhà chiêm tinh học chỉ có một lượng kiến thức nhỏ về thiên văn và họ không thường xuyên đưa các đặc trưng cơ bản như sự tiến động của các phân điểm, thường thay đổi theo vị trí của Mặt trời theo thời gian. Họ đưa ra ý kiến về thí nghiệm của Elizabeth Teissier người kết luận rằng “mặt trời dừng lại tại cùng một điểm trên bầu trời vào cùng một ngày mỗi năm” như một kết luận cơ bản rằng hai người có cùng ngày sinh nhưng khác năm sinh sẽ cùng chịu ảnh hưởng bởi các hành tinh giống nhau. Charpak và Broch lưu ý rằng “có sự khác biệt khoảng hai mươi hai nghìn dặm giữa vị trí của trái đất vào mỗi một ngày cụ thể trong 2 năm liên tiếp” và vì thế họ không thể cùng chịu ảnh hưởng giống nhau theo như chiêm tinh học. Sau định kì mỗi 40 năm sẽ sự cách biệt có thể lớn hơn 780.000 dặm.[33]:6–7

Thiếu tính vật lý cơ bản 

Edward W. James bình luận rằng gắn các dấu hiệu với các chòm sao trên thiên cầu khi Mặt trời lặn đã được hoàn thiện như một yếu tố cơ bản của con con người, thứ mà các nhà chiêm tinh không muốn thoát ra khỏi nó, và thời điểm chính các của giữa trưa là rất khó nhận biết. Hơn nữa, sự sáng tạo ra cung hoàng đạo và mất kết nối từ những chòm sao là do Mặt trời không chiếu lên các chòm sao cùng một lượng thời gian.[22]:25 Sự mất kết nối này của các chòm sao dẫn đến vấn đề với sự tiến động tách biệt biêu tượng của các cung hoàng đạo từ các chòm sao mà chúng từng liên quan tới.[22]:26 Nhà khoa học vật lý Massimo Pigliucci phát biểu về sự chuyển động: “Tôi tự hỏi rằng biểu tượng nào tôi nên tìm ra khi mở trang báo ngày Chủ nhật?”[10]:64

Cung hoàng đạo vùng nhiệt đới không liên kết với các ngôi sao và cho đến khi có kết luận rằng bản thân những chòm sao có liên kết với dấu hiệu, những nhà chiêm tinh học tránh né định nghĩa rằng những tiến động dường như di chuyển các chòm sao vì họ không tham khảo chúng.[33] Charpak vào Broch cũng lưu ý rằng chiêm tinh học dựa trên các cung hoàng đạo nhiệt đới giống như là “một chiếc hộp rỗng không liên quan và không có bất kì sự nhất quán hay tương ứng nào với các ngôi sao”.[33] Chỉ có duy nhất cách sử dụng của cung hoàng đạo nhiệt đới là không thông nhất với những tham khảo đã được tạo ra bởi các nhà thiên văn học theo thời gian của cung Bảo Bình, cách tính dựa trên thời điểm mà mùa Xuân bắt đầu đi vào chòm sao Bảo Bình.[1]

Thiếu sức mạnh tiên đoán

Một số nhà chiêm tinh học cho rằng vị trí của tất các hành tinh cần được xác định, nhưng họ đã không có khả năng tiên đoán được sự tồn tại của Hải Vương Tinh bởi sự sai lầm của tử vi. Thay vào đó, Hải Vương Tinh đã được dự đoán bằng việc sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.[2] Liên kết giữa Thiên Vương tinh, Hải vương tinh và Diêm vương tinh đã được chiêm tinh học thực hiện giải thích trên cơ sở đặc biệt.[1]

Về việc giáng chức Diêm Vương Tinh trở thành một Hành tinh lùn, Philip Zarka của Đài quan sát Paris tại Meudon nước Pháp nghi ngờ về cách mà các nhà chiêm tinh học sẽ phản ứng.

Liệu các nhà chiêm tinh học có nên loại nó ra khỏi danh sách các thiên thể phát sáng [Mặt trời, Mặt Trăng và 8 hành tinh khác ngoài Trái Đất] và thừa nhận rằng nó không thực sự mang đến bất kì tiến triển nào. Nếu họ giữ nó lại, còn danh sách các phát hiện về các thiên thể tương tự vẫn đang tiếp tục phát triển (Sedna, Quaoar, v.v.), thậm chí một số chúng còn có các vệ tinh (Xena, 2003EL61) sẽ thế nào? 

Thiếu cơ chế hoạt động

Chiêm tinh học bị phê phán vì thất bại trong việc đưa ra các cơ chế vật lý liên kết giữa các chuyển động của các thiên thể với các tác động có mục đích của chúng trên hành vi con người. Trong một bài diễn thuyết năm 2001, Stephan Hawking tuyên bố “Lý do mà đa số các nhà khoa học không tin vào chiêm tinh là vì nó không nhất quán với học thuyết đã được thử nghiệm nhiều lần của chúng tôi”.[34] Vào năm 1975, trong bối cảnh sự quan tâm tới chiêm tinh học ngày càng tăng mức độ phổ biến, tạp chí The Humanist trình bày một phản bác chiêm tinh học trong tuyên bố chung bởi Bart J. Bok, Lawrence E. Jerome và Paul Kurtz.[7] Tuyên bố được mang tên “Phản đối chiêm tinh học” đã được ký bởi 186 nhà thiên văn học, vật lý học và các nhà khoa học hàng đầu của thời đại. Họ nói rằng không có bất kì nền tảng mang tính khoa học nào cho các giáo lý chiêm tinh học và cảnh báo công chúng không được nhận lời khuyên của các chiêm tinh học một cách vô điều kiện. Những phê phán của họ tập trung vào thực tế là không có cơ chế nào để chiêm tinh học có thể xảy ra:

Chúng ta có thể thấy sức hấp dẫn của các vật thể siêu nhỏ và những hiệu ứng khác được tạo ra bởi khoảng cách các hành tinh và xa hơn là khoảng cách những vì sao. Nó đơn thuần là một tưởng tượng sai lầm khi cho rằng các lực tác động bởi các ngôi sao và hành tinh tại thời điểm chúng ta sinh ra bằng cách nào đó định hình được tương lai của chúng ta.[7]

Nhà thiên văn học Carl Sagan từ chối ký vào tuyên bố. Sagan nói rằng ông ấy đứng trên lập trường này không phải vì chiêm tinh học có giá trị mà bởi ông ấy nghĩ luận điệu trong tuyên bố này là độc tài và từ chối chiêm tinh học bởi vì không có cơ chế hoạt động (trong khi “chắc chắn có điểm liên quan”) không phải là lý lẽ thuyết phục. Trong một bức thư được công bố trong số tiếp theo của tạp chí The Humanist, Sagan khẳng định rằng ký vào bản tuyên ngôn mà trong đó miêu tả và bác bỏ những nguyên lý cơ bản của niềm tin chiêm tinh. Theo ông, điều này thuyết phục hơn và ít gây tranh cãi hơn.[7]

Việc dùng các hình ảnh thơ mộng để định nghĩa thế giới Vĩ mô và Vi mô, ví dụ như mẫu câu “trên sao, dưới vậy” được định nghĩa bởi Edward W. James rằng “Ở trên sao Hỏa màu đỏ, thì dưới Sao Hỏa cũng là máu và chiến tranh” chính là một nguyên nhân gây ra sai lầm.[22]:26

Nhiều nhà chiêm tinh cho rằng chiêm tinh học chính là khoa học.[35] Nếu có ai đó nỗ lực thử giải thích nó một cách khoa học, thì chỉ có bốn yêu tố cơ bản (một cách thông thường), hạn chế sự lựa chọn của cơ chế khả năng tự nhiên.[10]:65 Nhiều nhà chiêm tinh học đề cập đến các tác nhân thông thường như điện từ hay trọng lực.[35][36] Sức mạnh của những lực này sẽ giảm dần theo khoảng cách.[10]:65 Các nhà khoa học bác bỏ những cơ chế đề xuất này vì tính phi lý của nó,[35] ví dụ như từ trường, khi được đo từ Trái đất thì từ trường của Sao Mộc—do khoảng cách quá lớn—còn xa và nhỏ hơn từ trường tạo ra từ các thiết bị gia dụng.[36] Nhà thiên văn học Phil Plait lưu ý về cường độ từ trường, Mặt trời là vật thể duy nhất với một trường điện từ đáng kể, nhưng chiêm tinh lại không chỉ dựa vào Mặt trời.[10]:65[37] Trong khi đó các nhà chiêm tinh thử gợi ý một yếu tố thứ năm, điều này không đồng nhất với xu hướng của vật lý trong sự thống nhất của điện từ và lực yếu vào lực điện. Nếu các nhà chiêm tinh học khăng khăng bất đồng với những yếu tố cơ bản đã được hiểu và chứng minh thì nó có thể là một khẳng định đặc biệt.[10]:65 Nó cũng bất đồng với những lực cũng giảm dần theo khoảng cách khác.[10]:65 Nếu khoảng cách là phi lý, thì tất cả các vật thể trong vũ trụ đều cần phải xem xét.[10]:66

Carl Jung luôn săn tìm sự đồng bộ, tuyên bố rằng hai sự kiện có một loại liên kết nhân quả nào đó, để giải thích cho sự thiếu thông số kết quả thống kê đáng kể về chiêm tinh học từ một nghiên cứu ông đã thực hiện. Tuy nhiên, tính đồng bộ không được coi là có thể thử nghiệm cũng như giả định.[38] Nghiên cứu sau đó bị chỉ trích nặng nề vì những mẫu vật không ngẫu nhiên của nó và cách sử dụng các thông số cũng như sự thiếu nhất quán với chiêm tinh học.[lower-alpha 4][39]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiêm tinh và khoa học http://astrology-and-science.com/ http://www.badastronomy.com/bad/misc/astrology.htm... http://www.beliefnet.com/story/63/story_6346_1.htm... http://www.nature.com/nature/journal/v467/n7319/fu... http://scx.sagepub.com/content/early/2010/12/04/10... http://www.sixtysymbols.com/videos/declination.htm http://journal.telospress.com/content/1974/19/13.s... http://www.theguardian.com/science/the-lay-scienti... http://www.washingtonpost.com/wp-srv/aponline/2001... http://adsabs.harvard.edu/abs/1985Natur.318..419C